IZNOGOUD TẬP 9 - TẤM THẢM THẦN KỲ (+ 2 TRANG THÊM)

Iznogoud là bộ truyện tranh do Tabary cùng kết hợp với Goscinny thực hiện. Truyện ra mắt lần đầu vào năm 1962 trên tạp chí Record dưới dạng truyện ngắn về ông vua tốt bụng nhưng ngớ ngẩn Haroun el-Poussah. Nhưng dần dần, nhân vật phụ là ông tể tướng đam mê quyền lực trở thành tâm điểm của sự chú ý. Bộ truyện sau đó được đổi tên thành Iznogoud và đăng trên tạp chí Pilote của Goscinny từ 1968 đến 1977, sau đó lại chuyển sang tạp chí Pif Gadget từ năm 1986 đến 1992


Mặc dù không nổi tiếng ở cấp độ quốc tế như 2 bộ còn lại của Goscinny là Astérix và Lucky Luke, Iznogoud rất được yêu chuộng ở Pháp. Câu nói “Ta muốn làm caliph thế chỗ của lão caliph” trở nên rất phổ biến và thường được nói ra với hàm ý "khao khát cái gì đó nhưng chắc kiểu nào cũng thất bại".

Đến năm 1992, giải thưởng “Iznogoud” ra đời, chuyên trao giải cho những ai đã thất bại thảm hại trong nghề nghiệp của mình, tựa như giải “Mâm Xôi Vàng” ở Mỹ hay “Trái cóc xanh” của báo Tuổi trẻ cười. Năm 2003, tổng thống George W.Bush của Mỹ được “vinh hạnh” trao giải Iznogoud Quốc tế này, tất nhiên là ông đã không tới dự.

Sau khi Goscinny qua đời vào năm 1977, Tabary quyết định vẫn tiếp tục bộ truyện Iznogoud một mình nhưng chuyển sang hướng khác, không còn là những truyện ngắn 10 trang nữa mà là hẳn một tập dài với những diễn biến phức tạp ly kỳ.

Năm 2004, ông bị đột quỵ và phải ngừng vẽ. Bộ truyện được tiếp tục bởi các con của ông là Stéphane, Muriel và Nicolas. Năm 2011, Tabary qua đời, hưởng thọ 81 tuổi
Iznogoud, nhân vật phản diện được yêu thích nhất ở Pháp và vẫn đang tiếp tục phát huy sức ảnh hưởng của mình. Truyện được dựng thành phim hoạt hình, phim người đóng và cả game. Hiện nay bộ truyện đã ra đến tập 28

Hai truyện ngắn đầu tiên mình dịch cách đây khá lâu, lúc mới làm trang web, còn hai truyện ngắn sau thì mới gần đây nên có thay đổi đôi chút về từ ngữ: mình gọi Haroun el Poussah là "caliph" như đúng trong bản gốc chứ không phải quốc vương như cách dịch chúng ta đã quen thuộc trong bản in của Nhà xuất bản Trẻ

Mục lục:
- Tấm thảm thần kỳ + 2 trang thêm (từ tập 24)
- Vi hành
- Chuyến săn cọp
- Cái hộp lưu niệm

Biên Dịch
Dã Hạc
Click vào hình để đọc truyện, click gần 2 mép của hình để sang trang. Nhấn "Esc" để đóng cửa sổ.











17














Chuyến săn cọp

















Một vài thông tin chú thích thêm cho truyện

- Ở truyện ngắn Tấm thảm thần kỳ, tác giả Goscinny nhắc đến sự kiện Marco Polo trở về Venice từ Trung Quốc, đây là năm 1269. Bộ truyện Iznogoud không xác định rõ niên đại, nhưng truyện lấy cảm hứng từ "Ngàn lẻ một đêm" và vị caliph nổi tiếng Harun al-Rashid. Vị Caliph này thì sống ở thế kỷ 8

- Ở truyện ngắn "Vi hành", đoạn lính ngự lâm của nhà vua phóng ra đường để thông báo nhà vua sắp đi vi hành, có một người dân la lên "Coi kìa! Lính ngự lâm của nhà vua". Thực ra, nguyên văn anh ta nói "44(*)!  La garde du calife". Sau đó Goscinny có chú thích là "(*) C'est ainsi qu'en ces temps fastueux on disait 22." (Vì thời nay (lính) không còn tráng lệ như xưa, nên người ta nói số 22 thôi"

Ở đây là nhại lại câu nói trong tiếng Pháp mỗi khi người ta báo có cảnh sát tới "22, v'là les flics !". 22 (vingt-deux) đọc giống như vingt dieux/vain dieu/vindieu, một thán từ trong tiếng Pháp

Câu gốc trong truyện 
Câu của mình làm. Lúc mới dịch không hiểu đoạn này, mãi bây giờ mới tra cứu ra
- Ở truyện ngắn "Cái hộp lưu niệm", có câu chơi chữ "Japon pas nyanya" mà mình đã chú thích là nhại lại câu slogan "Y'a bon Banania" (Banania ngon lắm), dưới đây là tấm áp phích quảng cáo của sản phẩm Banania này


Banani là sản phẩm nước uống sôcôla được làm từ cocoa, vị chuối, ngũ cốc, mật ong và đường, chú yếu sản xuất và bán ở Pháp. Vào thế chiến thứ nhất, các đội quân thuộc địa các nước châu Phi, nhờ sự dũng mãnh của mình, trở nên rất nổi tiếng ở Pháp. Vì thế sản phẩm này đã dùng hình ảnh một người Senegal (nước ở Tây Phi, thuộc địa Pháp trước đây) tươi cười để làm hình ảnh quảng bá, với câu nói "Y'a bon" (nó ngon) làm slogan. Câu này là nhại lại cách nói tắt của người châu Phi nhưng là do bên nhà quảng cáo tự nghĩ ra chứ không phải người Senegal thực sự nói như vậy. Áp phích quảng cáo này đã trở nên rất nổi tiếng và trở thành một phần của văn hóa Pháp. Ngày nay, ngươi ta vẫn in lại áp phích này để bán làm vật kỷ niệm.

- Cũng ở truyện ngắn "Cái hộp lưu niệm", khi Iznogoud hỏi anh người Nhật "Cái hộp này có hoạt động với vật thể sống không?", anh ta đã trả lời là "Có, trừ mấy con chim nhỏ, vì nó hay có xu hướng bay ra khỏi hộp". Vào thế kỷ 19, khi chụp hình cần phải đứng khá lâu, nên nhiếp ảnh gia thường làm cho người ta chú ý, để tập trung nhìn vào máy ảnh bằng cách nói câu "Con chim nhỏ sắp bay ra" (Le petit oiseau va sortir). Thường nguyên câu họ sẽ nói "Đừng nhúc nhích! Con chim nhỏ sắp bay ra", giống như người Việt mình nói "Chụp nhe! 1,2,3", hay người Anh nói "Say cheese!"

0 nhận xét :

Post a Comment