ASTÉRIX Ở VƯƠNG QUỐC ANH (TẬP 8)

ASTÉRIX Ở VƯƠNG QUỐC ANH là cuộc phiêu lưu của các bạn Astérix và Obélix đến đảo Anh, trong một hành trình thú vị khám phá văn hóa của xứ sở sương mù này, cùng tham gia giải đấu rugby, uống trà, ăn thịt luôc với sốt bạc hà và tham quan tháp Luân Đôn, tiền thân của tháp Big Ben ngày nay.

Đây là tập thứ 8 trong bộ truyện Astérix, được đăng trên báo Pilote từ tháng 9/1965 – 3/1966, sau đó xuất bản thành album cũng năm 1966, bán được 900 000 bản trong lần phát hành đầu tiên. Tập truyện có mặt trong hầu hết các cuộc bình chọn về các tác phẩm Astérix xuất sắc nhất



dịch bởi :
D.H & Anton
Click vào hình để đọc truyện, click gần 2 mép của hình để sang trang. nhấn "esc" để đóng cửa sổ.












































Ý nghĩa tên các nhân vật trong truyện :

- Sếp ZEBIGBOS ở làng Breton: The big boss, ông chủ lớn

- O’TORINOLARINGOLOGIX : oto-rhino-laryngologiste : Từ tiếng Latin nghĩa là “ngành nghiên cứu trị bệnh tai mũi họng”

- MAC ANOTERAPIX : đọc gần như mécanothérapie : vật lý trị liệu. O’ và “Mac” là 2 họ đặc trưng của Ireland và Scotland

- JOLITORAX : Joli thorax : Lồng ngực khỏe mạnh

- Tổng trấn Caius Roideprus : Roi de Prusse : "vua của nước Prusse". Prusse (tiếng Anh : Prussia, tiếng Đức : Preußen) là tên của đế quốc có niên đại từ 1525-1927, tiền thân của nước Đức ngày nay. Lãnh thổ của đế quốc này hiện nay thuộc các quốc gia : Đức, Đan mạch, Ba Lan, Nga, Bỉ, Cộng Hòa Czech, Thụy Sĩ, Lithuania

- Claudius Lapsus ( tên lính la mã đã tìm ra thùng nước thần) : lapsus nghĩa là sự nhầm lẫn

- Surtax (chủ quán trọ bạn của Relax) : surtaxe : thuế phụ thu

- Petula và chồng (2 người Anh kế bên nhà tên ăn trộm) : Petula có thể là Petula Clark, ca sĩ , diễn viên, nhạc sĩ người Anh đã nổi tiếng 70 năm qua ở xứ sở sương mù. Bà năm nay đã 81 tuổi

Để biết ý nghĩa tên các nhân vật chính mời bạn đọc lại truyện “Astérix và nữ hoàng Cléopatre”

Các thông tin chú giải thêm cho truyện 

Trang 6 :
   + Chú thích (4) Có 1 đoạn Obélix hỏi Jolitorax “Bộ đồ của anh có mắc không” và Jolitorax trả lời “Thợ may anh giàu mà” đây là dịch nguyên văn từ câu “My tailor is rich”, câu đầu tiên trong giáo trình học tiếng anh “L’anglais sans peine” (học tiếng Anh không khó) của trung tâm giáo dục Assimil (Pháp). Nguyên câu của nó là “My tailor is rich but my English is poor.” Giáo trình này được soạn năm 1929, gọi là phương pháp Assimil, sau đó trở nên nổi tiếng khắp châu Âu trong việc dạy tiếng Anh và câu “My tailor is rich” là câu được nói rất nhiều trong các lớp học, kiểu như câu “How are you? I’m fine thank you, and you?” ở Việt Nam. Nhưng câu “My tailor is rich” khá vô nghĩa và ít được dùng tới trong đời sống hàng ngày, giờ được nhắc đến như một dấu ấn văn hóa của một thời châu Âu bắt đầu học tiếng Anh.

   + Ở tấm hình Astérix , Obélix và Jolitorax nói chuyện với nhau, trên cái kệ có các đồ vật là kỷ niệm các chuyến phiêu lưu của Astérix , bao gồm : một mũ sắt của lính La Mã từ tập 1 "Astérix người Gaulois", 1 mũ sắt người Goth từ tập "Astérix và người Goth". 1 cái mũ của đấu sĩ từ tập "Astérix làm đấu sĩ" và tượng nhân sư từ tập "Astérix và nữ hoàng Cléopatre"



    -Trang 12Dường như Astérix đang ra hiệu cho Obélix đừng "lắc tay" ông chủ quán mạnh quá


    - Trang 18, 19 : OBÉLIX rất vật vã lúc vào và ra khỏi hầm

    - Trang 22 : Bức tượng thần Artemis mập ú đang đè dẹp lép con nai

    Artemis là một trong những vị thần được tôn kính nhất của thần thoại Hy Lạp. Cô là vị thần của thiên nhiên, săn bắn, thường hay cầm một cây cung và đi với một con nai.

    Tượng thần Artenis ở bảo tàng Louvre

    - Trang 26: Obelix bị giam giữ ở tháp Londinium, nghĩa là Tháp Luân Đôn. Tòa lâu đài này (xây năm 1066) là một nhà tù chuyên giam giữ những người tai to mặt lớn, nổi tiếng như Walter Raleigh, Elizabeth Throckmorton, và cả Elizabeth I, trước khi bà lên làm nữ hoàng. Nó thoạt động từ năm 1100 đến 1952. Tuy nhiên hình vẽ trong truyện thì lại dựng theo tháp Big Ben, vốn là một phần của lâu đài Westminster.


    Lâu đài "Tháp Luân Đôn" bên bờ sông Thames, là một trong những điểm đông khách du lịch nhất Anh
    - Trang 34 : Nhóm cổ vũ của đội Scotland ra sân mang theo kèn túi


    Người Anh với việc uống trà

    Trong truyện thì Goscinny đã viết là người Anh thua quân La Mã là do thói quen dù đang làm gì cũng phải dừng lại uống trà vào lúc 5h. Đây là một phong tục có thật của người Anh. Vào thời Cách mạng công nghiệp, việc dừng lại uống trà vào lúc 5h sẽ giúp cho các nhân công có thêm năng lượng làm việc trước bữa tối. Ở đây người ta không chỉ uống trà đơn thuần mà là uống trà ăn kèm với các loại bánh ngọt và mứt trái cây, xem như một bữa ăn nhẹ.

      Ngôn ngữ chung của người Gaul và Breton


    Ở đầu truyện, Goscinny nói rằng nhiều bộ tộc Gaule đã di cư xuống Bretagne và các bộ tộc ở Bretagne cũng nói cùng một ngôn ngữ với người Gaule, dù rằng có chút dị biệt. Goscinny đã thể hiện sự dị biệt này bằng cách dịch theo nghĩa đen từng từ các mẫu câu quen thuộc trong tiếng Anh, ví dụ như “I say, rather, I beg your pardon, all that sort of thing, shocking, my goodness v.v..”. Ngôn ngữ chung giữa người Gaul và người Breton mà Goscinny nhắc đến ở đây là tiếng Celtic. Tiếng Celtic ngày nay phát triển thành 6 ngôn ngữ vẫn còn được sử dụng, tuy nhiên không phải là tiếng Pháp hay tiếng Anh hiện đại. Sáu ngôn ngữ phát triển từ tiếng Celtic này bao gồm tiếng Irish của người Ireland, Scottish của người Scotland, Welsh của người xứ Wales, Breton nói ở vùng Britanny của Pháp, tiếng Manx và Cornish được nói rải rác ở một vài nơi khác.

    Còn tiếng Anh ngày nay là phát triển từ nhóm tiếng Đức (Germanic) do bị Đức xâm lược vào thế kỷ thứ 5. Tiếng Pháp thì phát triển từ tiếng Latin, do thời gian bị La Mã đô hộ đến mấy thế kỷ.

    2 nhận xét :

    1. bạn ơi, bạn dịch chương 34 chưa v

      ReplyDelete
      Replies
      1. Truyện Astérix có lẽ mình chỉ dịch các tập cho Goscinny sáng tác thôi, tức là tới tập 24. Các truyện của Uderzo mình chỉ mới xem qua vài tập đầu nhưng thấy không hay lắm

        Delete

     

    Truyện mới đăng