MARSUPILAMI TẬP 6 - FORDLANDIA (Preview)

Câu chuyện bắt đầu bằng cảnh cha Marsupilami và 3 đứa con đi vào rừng tìm thức ăn, nhưng khi trở về thì, hỡi ôi, mẹ Marsupilami đã biến mất. Cha Marsupilami lên đường đi tìm vợ, sau đó được nhập hội bởi Pip và Sarah. Sau một thời gian điều tra, Pip và Sarah đã phát hiện chính Bring’M Backalive đã bắt mẹ Marsupilami đi. Nhưng khi họ tìm được Bring’M Backalive và tính đối đầu ông thì Vénus, người yêu của Mars chú Marsupilami màu đen, cùng anh hề Noé xuất hiện. Họ cho biết Mars cũng bị Bring’M Backalive bắt đi. Mọi người cố gắng tấn công Bring’M Backalive nhưng hắn đã chạy thoát được và lên tàu đi tới một nơi gọi là Fordlandia. Pip, Sarah, Noé cùng hai chú Marsupilami cũng kiếm một chiếc tàu và đuổi theo hắn. Khi họ đến Fordlandia thì biết được nơi đây là một khu công nghiệp bỏ hoang nhưng mục đích của Bring’M Backalive bắt Marsupilami đến đây để làm gì vẫn còn là một bí ẩn..


Preview 13/44 trang


Đã hết phần Preview. Tải truyện


Fordlandia là một địa danh có thật nằm ở Brazil. Vào năm 1928, chính phủ Brazil giao cho Henry Ford một khu đất với diện tích 10 000 km2   để làm nơi khai thác và sản xuất cao su, đổi lại  9% lợi nhuận của dự án này. Henry Ford dự tính biến nơi đây thành một thành phố công nghiệp chuyên sản xuất nhựa cho hãng xe hơi của ông, với số người sinh sống và làm việc lên đến 10 000. Dự án sau đó đã thất bại và thành phố bị bỏ hoang vào năm 1934. Trong suốt gần một thế kỷ sau, nơi đây vẫn rất ít người sinh sống, vào cuối những năm 2000, vỏn vẹn chỉ có 90 người. Tuy nhiên, sau đó dân số đột ngột tăng lên, đến năm 2015 đã có 3000 người đến định cư.
Hiện nay ở Fordlandia, phần lớn các tòa nhà vẫn còn nguyên, một trong số đó là tháp nước, được xem là biểu tượng của thành phố này


Và hình ảnh trong truyện 
Trong truyện cũng nhắc đến chiếc thủy phi cơ "Ngỗng vân sam" (Spruce Goose, tên chính thức: H-4 Hercules) của Howard Hughes. Chiếc thủy phi cơ này được hãng Hàng không Hughes sản xuất để làm phương tiện vận chuyển trong thế chiến 2, tuy nhiên nó đã không hoàn thành kịp để phục vụ chiến tranh. Mãi đến ngày 2/11/1947, chiếc thủy phi cơ mới bay thử lần đầu tiên, và cũng là lần duy nhất của nó. Nó đã bay lên được tới độ cao 21 m (không phải 1 mét như trong truyện đã nói), với vận tốc 217 km/h, bay được trong một dặm. Chiếc Spruce Goose là chiếc thủy phi cơ lớn nhất từ trước tới nay, và cánh của nó cũng lớn nhất so với các máy bay khác. Mặc dù được gọi là "Ngỗng vân sam", chiếc thủy phi cơ này làm phần lớn từ gỗ bulo (birch). Hiện nay chiếc  "Ngỗng vân sam" này vẫn ở điều kiện rất tốt và được trưng bày ở Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Evergreen, Oregon, Mỹ

0 nhận xét :

Post a Comment